Thư viện trường đại học có thể mở dịch vụ ăn uống, giải trí, photocopy

Thứ tư - 13/12/2023 21:50
GDVN- Thông tư 14/2023 quy định, tuỳ điều kiện mỗi trường đại học, thư viện có thể mở các dịch vụ như ăn uống, giải trí, photocopy.... Thông tư 14 đã nêu chi tiết về các mục như tài nguyên thông tin (Điều 4), cơ sở vật chất (Điều 5), thiết bị chuyên dùng (Điều 6), hoạt động thư viện (Điều 7) và quản lý thư viện (Điều 8).
Thư viện trường đại học có thể mở dịch vụ ăn uống, giải trí, photocopy
     Căn cứ Luật Thư viện được Quốc hội ban hành năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2020 nhằm quy định chi tiết một số điều của Thư viện.
     Tại Điều 16 Nghị định 93/2020 của Chính phủ, có nêu về điều kiện thành lập thư viện đại học. Đó là các tiêu chuẩn như tài nguyên thông tin; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và tiện ích; tiêu chuẩn của người làm công tác thư viện. [1]
Nhằm cụ thể hơn về tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục đại học, tháng 7/2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 14 (Thông tư này có hiệu lực từ tháng 9/2023).
Thông tư 14 đã nêu chi tiết về các mục như tài nguyên thông tin (Điều 4), cơ sở vật chất (Điều 5), thiết bị chuyên dùng (Điều 6), hoạt động thư viện (Điều 7) và quản lý thư viện (Điều 8).
Thư viện có thể mở khu ăn uống, photocopy, giải trí
     Điểm mới của Thông tư 14 là tại khoản 8 Điều 5 và khoản 1 Điều 7 của Thông tư 14 có quy định về việc tổ chức khu dịch vụ ăn uống, giải trí, in ấn, sao, chụp tài liệu và các dịch vụ khác tuỳ theo điều kiện của mỗi thư viện trường đại học.
Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 7 của Thông tư cũng cụ thể hoá hoạt động nghiệp vụ của nhân viên thư viện như xây dựng tài nguyên thông tin; xử lý tài nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu thông tin; bảo quản tài nguyên thông tin; tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện...
02
     Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, Thông tư cũng nêu về định hướng về phát triển thư viện số như thư viện số có tính tương thích, kết nối được với cơ sở dữ liệu tài nguyên thông tin số và các hệ thống liên quan; bảo đảm tính xác thực và toàn vẹn thông tin tài nguyên thông tin số; tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Thư viện số được khai thác thông qua mạng Internet hoặc mạng nội bộ; bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu người dùng và quản lý quyền truy cập của các tài khoản; được bảo trì, nâng cấp và sửa chữa, khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố...
Cơ sở vật chất thư viện được cụ thể bằng số liệu
      Thông tư 14 đã nêu chi tiết hơn về số lượng tài nguyên thông tin được quy định tại Điều 16 Nghị định 93.
Cụ thể, tại Nghị định 93 nêu, tài nguyên thông tin bao gồm sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, ấn phẩm báo, tạp chí đáp ứng yêu cầu phục vụ ít nhất 60% người học và người dạy.
      Còn tại Thông tư 14 quy định con số cụ thể là số bản sách cho mỗi tên giáo trình có ít nhất 50 bản sách/1000 người học; số bản sách cho mỗi tên tài liệu tham khảo có ít nhất 20 bản sách/1000 người học.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về tài nguyên thông tin số như các giáo trình, tài liệu tham khảo đã được số hóa thì số bản sách bảo đảm tối thiểu 50% tại điểm b, c khoản 2 Điều 4 (tức đảm bảo 25 bản sách giáo trình/1000 người học, 10 bản sách tài liệu tham khảo/1000 người học). Đồng thời tài liệu nội sinh (Luận án, luận văn, khóa luận, đồ án tốt nghiệp...) được số hoá hoá 100%.
Về cơ sở vật chất, Thông tư 14 quy điểm mới là số chỗ ngồi trong các phòng đọc được tính tối thiểu cho 5% tổng số người học và bảo đảm định mức 2,4 m2/01 chỗ (không bao gồm không gian mở).
03
Thư viện được mở nhiều phòng đọc
     Về tiêu chí xác định phòng đọc, tại Điều 9 Nghị định 93 là có ít nhất 300 bản sách, có diện tích, hạ tầng bảo đảm việc bảo quản tài nguyên thông tin và phục vụ người sử dụng.... thì tại Điều 5 Thông tư 14, số lượng phòng đọc đã được cụ thể hoá như phòng đọc chung dành cho người sử dụng thư viện học tập, nghiên cứu; phòng đọc chuyên ngành dành cho người sử dụng thư viện học tập, nghiên cứu chuyên sâu theo lĩnh vực; Phòng học nhóm dành cho người sử dụng thư viện trao đổi, thảo luận theo nhóm; Phòng đa phương tiện...
Điều 5 Thông tư 14 cũng nêu yêu cầu với khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm bảo đảm diện tích kho đóng 2,5 m2/1.000 bản sách; kho mở 4,5 m2/1.000 bản sách;
"Phòng diễn giảng được bố trí phòng riêng biệt hoặc kết hợp với phòng học, giảng đường hoặc hội trường của cơ sở giáo dục đại học", trích văn bản.
     Tại Điều 5 cũng đã có thêm quy định về các tiêu chuẩn về yếu tố kỹ thuật như về hệ thống chiếu sáng, nền sàn nhà, hệ thống phòng cháy chữa cháy...
Nếu như tại Nghị định 93 dành một mục gồm 7 Điều (từ Điều 24 đến Điều 30) quy định về việc liên thông thư viện dành cho các cơ sở sở giáo dục, thì tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 14 quy định về liên thông thư viện trường đại học được rút gọn còn 4 điểm bao gồm nguyên tắc - hình thức - cơ chế và trách nhiệm của các thư viện đại học tham gia liên thông.
     Về kinh phí hoạt động thư viện, Thông tư 14 nêu, dựa trên nhu cầu của thư viện đại học và nguồn lực thực tế, cơ sở giáo dục đại học phải bố trí kinh phí bảo đảm các hoạt động của thư viện.
"Kinh phí này được bố trí từ nguồn chi thường xuyên và chi đầu tư của cơ sở giáo dục đại học; nguồn thu từ dịch vụ thư viện; nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác", trích văn bản.
04
Link bài viết :
https://giaoduc.net.vn/thu-vien-truong-dai-hoc-co-the-mo-dich-vu-an-uong-giai-tri-photocopy-post239811.gd

Tác giả bài viết: Mạnh Đoàn

Nguồn tin: giaoduc.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu
Giới thiệu sách
SÁCH MỚI
TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
18
-------------------------------------------------
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây