Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng là một trong 07 trường sư phạm trọng điểm với trọng trách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó đào tạo giáo viên là nòng cốt góp phần quan trọng để phát triển bền vững giáo dục phổ thông trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng luôn luôn coi trọng công việc đổi mới công tác đào tạo, công tác ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập, chính vì vậy, BGH Nhà trường rất quan tâm đến việc truyền bá kiến thức khoa học đến người học băng những hành động cụ thể như xây dựng kho học liệu, xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp thư viện, xây dựng hệ thống quản lý đào tao, xây dựng hệ thống học trực tuyến. Tuy nhiên việc hình thành những kho học liệu và hệ thống truyền thông giúp cho người học tiếp cận kho học liệu đó thông qua chương trình đào tạo trên không gian mạng chưa được thống nhất, nghĩa là giữa việc giảng dạy và học trên hệ thống trực tuyến và việc tham khảo tài liệu kiến thức vẫn còn rời rác, chưa có sự gắn bó mật thiết để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên và học viên trong quá trình học tập, quá trình tự học để dáp ứng chuẩn đầu ra của Nhà trường.
1. TÊN GỌI VÀ ĐỊA ĐIỂM GIAO DỊCH
- Tên tiếng Việt: TRUNG TÂM HỌC LIỆU VÀ ELEARNING thuộc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Tên tiếng Anh: Da Nang University of Science and Education – Learning information resource and E-Learning Center
- Tên viết tiếng Anh là: LR&EL
- Trụ sở: Thư viện, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, số 459 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
- Website: www.lrel.ued.udn.vn
2. VỊ TRÍ PHÁP LÍ
Trung tâm Học liệu và Elearning là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng trên cơ sở kiện toàn, sắp xếp tổ chức lại đội ngũ viên chức của Tổ Thư viện và bộ phận Elearning của Phòng Cơ sở vật chất theo hướng thư viện điện tử và bài giảng điện tử. Vì vậy, việc thành lập Trung tâm Học liệu và Elearning không thay đổi về cơ cấu tổ chức và tư cách pháp nhân, vẫn là đơn vị thuộc Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
.
3, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
a) Chức năng
Trung tâm Học liệu và E-learning có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tổ chức, khai thác, lưu trữ và cung cấp thông tin tư liệu trong các lĩnh vực khoa học giáo dục, xã hội nhân văn; khoa học tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ…; nghiên cứu, tư vấn và triển khai các hoạt động trong lĩnh vực phát triển hệ thống học tập trực tuyến LMS… phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong Nhà trường.
b) Nhiệm vụ
b.1. Đối với nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển thư viện điện tử:
- + Hoàn tất việc chuyển đổi từ nguồn tài liệu in sang bộ sưu tập số;
- + Thực hiện một cách có hiệu quả công tác lưu giữ lâu dài đối với bộ sưu tập in thuộc dạng di sản và sẵn sàng cung cấp các dịch vụ truy cập đến nguồn tài liệu đặc biệt này;
- + Phát triển theo hướng tái cấu trúc không gian thư viện để có thể phục vụ một cách linh hoạt việc học tập của sinh viên. Không ngừng phát triển và sẵn sàng cung cấp các dịch vụ phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho người dùng của các thư viện có mối quan hệ liên kết với thư viện của trường đại học;
- + Tổ chức lại các tiện ích, nguồn tin và các loại hình dịch vụ của thư viện theo hướng tích hợp hài hoà vào chuỗi hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu;
- + Chuyển đổi các bộ sưu tập từ việc đặt mua tài liệu, bổ sung nguồn tin sang trọng tâm là quản trị nội dung.
b2. Đối với nhiệm vụ quản trị hệ thống học tập trực tuyến:
- + Nghiên cứu, tư vấn và phát triển hệ thống học tập trực tuyến trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; xây dựng các mô hình bài giảng điện tử từng bước tiếp cận với các mô hình tiên tiến trên thế giới, phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam;
- + Phát triển ngân hàng bài giảng điện tử và xây dựng học liệu số bổ sung cho ngân hàng kiến thức (thư viện số) đáp ứng yêu cầu của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng;
- + Phối hợp với các đơn vị trong Nhà trường tổ chức bồi dưỡng kỹ năng biên soạn bài giảng điện tử mang tính tương tác cao.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
A- Bộ phận học liệu
- Tổ chức đào tạo xây dựng ngân hàng kiến thức, ngân hàng bài giảng, xây dựng kho tư liệu trên nền tảng ứng dụng CNTT.
- Tổ chức Bổ sung nguồn tài liệu nội sinh hiện có của các thư viện; Số hóa tài liệu nội sinh: scan, xử lý file scan, chuyển dạng Flipping book; Biên mục nguồn tài liệu nội sinh; Cập nhật dữ liệu biên mục tài liệu nội sinh vào Thư viện số.
- Xây dựng dự án thiết bị, phần mềm phục vụ phòng sản xuất học liệu, thư viện số và thư viện truyền thống; trước hết là dự án ĐẦU TƯ NÂNG CẤP THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH MỘT THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI ĐÁP ỨNG NHIỆM VỤ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO của chương trình ETEP
B. Bộ phận quản trị mạng của Trung tâm học liệu & Elearning
- Tiếp tục củng cố hệ thống học tập trực tuyến theo hướng hiện đại, đơn giản mà hiệu quả
- Liên kết các nguồn lực tham gia hệ thống đào tạo của Bộ, Đại học Đà Nẵng và của trường.
- Ứng dụng CNTT trong công tác nghiệp vụ thư viện: biên mục, bổ sung, quản lý bạn đọc, quản lý tài liệu, biểu ghi,… Chuẩn hoá các quy trình, công tác nghiệp vụ, cũng như các thành phần thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện,…
- Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở hạ tầng CNTT hoàn chỉnh, đáp ứng các yêu cầu xây dựng và triển khai hệ thống thông tin với các tiêu chí trao đổi thông tin liên tục, hoạt động đáp ứng hiệu quả và liên tục.
- Hoàn thiện trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thư viện, cũng như nâng cao trình độ tin học. Xây dựng và phát triển thư viện truyền thống lên thư viện điện tử, dần tiến đến thư viện số.
5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Chiến lược phát triển của Trung tâm học liệu và ELearning Trường Đại học Sư phạm là tổ chức xây dựng Trung tâm theo mô hình một Trung tâm học liệu & E-learning hiện đại, hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của khu vực miền Trung-Tây nguyên.