Giới thiệu về Thư viện

     

1hl4

 

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng là một trong 07 trường sư phạm trọng điểm với trọng trách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó đào tạo giáo viên là nòng cốt góp phần quan trọng để phát triển bền vững giáo dục phổ thông trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.
       Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng luôn luôn coi trọng công việc đổi mới công tác đào tạo, công tác ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập, chính vì vậy, BGH Nhà trường rất quan tâm đến việc truyền bá kiến thức khoa học đến người học băng những hành động cụ thể như xây dựng kho học liệu, xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp thư viện, xây dựng hệ thống quản lý đào tao, xây dựng hệ thống học trực tuyến. Tuy nhiên việc hình thành những kho học liệu và hệ thống truyền thông giúp cho người học tiếp cận kho học liệu đó thông qua chương trình đào tạo trên không gian mạng chưa được thống nhất, nghĩa là giữa việc giảng dạy và học trên hệ thống trực tuyến và việc tham khảo tài liệu kiến thức vẫn còn rời rác, chưa có sự gắn bó mật thiết để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên và học viên trong quá trình học tập, quá trình tự học để dáp ứng chuẩn đầu ra của Nhà trường.


1. TÊN GỌI VÀ ĐỊA ĐIỂM GIAO DỊCH

  • Tên tiếng Việt: Thư viện thuộc Phòng Quản lý người học - Thư viện - Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Trụ sở: Thư viện, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, số 459 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
  • Website: www.lrel.ued.udn.vn

 


2. VỊ TRÍ PHÁP LÍ
 

Thư viện là 1 bộ phận thuộc Phòng Quản lý người học - Thư viện - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng trên cơ sở kiện toàn, sắp xếp tổ chức lại đội ngũ viên chức của Phòng Công tác Sinh viên và Trung tâm Học liệu & Công nghệ thông tin.

.
3, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
a) Chức năng

Thư viện có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Phòng QLNH-TV về công tác tổ chức, khai thác, lưu trữ và cung cấp thông tin tư liệu trong các lĩnh vực khoa học giáo dục, xã hội nhân văn; khoa học tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ… phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong Nhà trường.

b) Nhiệm vụ
Nghiên cứu, phát triển thư viện điện tử:

  • + Hoàn tất việc chuyển đổi từ nguồn tài liệu in sang bộ sưu tập số;
  • + Thực hiện một cách có hiệu quả công tác lưu giữ lâu dài đối với bộ sưu tập in thuộc dạng di sản và sẵn sàng cung cấp các dịch vụ truy cập đến nguồn tài liệu đặc biệt này;
     
  • + Phát triển theo hướng tái cấu trúc không gian thư viện để có thể phục vụ một cách linh hoạt việc học tập của sinh viên. Không ngừng phát triển và sẵn sàng cung cấp các dịch vụ phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho người dùng của các thư viện có mối quan hệ liên kết với thư viện của trường đại học;
  • + Tổ chức lại các tiện ích, nguồn tin và các loại hình dịch vụ của thư viện theo hướng tích hợp hài hoà vào chuỗi hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu;
  • + Chuyển đổi các bộ sưu tập từ việc đặt mua tài liệu, bổ sung nguồn tin sang trọng tâm là quản trị nội dung.

4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 
  • Tổ chức Bổ sung nguồn tài liệu nội sinh hiện có của các thư viện; Số hóa tài liệu nội sinh: scan, xử lý file scan, chuyển dạng Flipping book; Biên mục nguồn tài liệu nội sinh; Cập nhật dữ liệu biên mục tài liệu nội sinh vào Thư viện số.
  • Xây dựng dự án thiết bị, phần mềm phục vụ phòng sản xuất học liệu, thư viện số và thư viện truyền thống.
  • Hoàn thiện trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thư viện, cũng như nâng cao trình độ tin học. Xây dựng và phát triển thư viện truyền thống lên thư viện điện tử, dần tiến đến thư viện số.


 5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Chiến lược phát triển của Thư viện Trường Đại học Sư phạm là tổ chức xây dựng Thư viện theo mô hình một Thư viện hiện đại, hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của khu vực miền Trung-Tây nguyên.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây